Tìm kiếm
Close this search box.

Bàn Chải Nhựa: Từ Vật Dụng Thiết Yếu Đến Khủng Hoảng

Bạn có biết rằng, một tỉ chiếc bàn chải nhựa bị vứt bỏ ra ngoài môi trường hầu hết đều có tác động xấu đến môi trường? Do đó, liệu có cách nào khiến chúng ta thay đổi được tác động của bàn chải nhựa đến cuộc sống xung quanh chúng ta hay không?

ban chai nhua
Bàn chải nhựa đã được sử dụng từ 70 năm trước

Thiết kế của bàn chải đánh răng ngày nay đã có ít nhiều sự thay đổi so với hình thức đầu tiên của nó. Sự khác biệt lớn nhất là ở vật liệu: bàn chải đánh răng hiện nay đều được làm từ ít nhất là một số loại nhựa. Loại bàn chải đánh răng thông thường và phổ biến nhất là bàn chải nhựa. Hãy cùng tìm hiểu xem chúng có sự tác động như thế nào đối với môi trường.

Hồi đầu, cách đây nhiều năm, bàn chải nhựa bị thải ra ngoài môi trường chỉ đơn thuần là các mảnh rác nhựa mà Kahi Pacrro, người sáng lập của Sustainable Coastlines Hawaii nhặt được trong những lần dọn dẹp bãi biển do ông tổ chức quanh bang.

Họ thường nhặt được những thứ như ống hút và hộp đựng thức ăn mang về hơn. Tuy nhiên, có một ngày, ông phát hiện ra thứ đặc biệt đáng ngạc nhiên lẫn trong mảnh vụn ở bãi biển: một chiếc bàn chải nhựa.

Hiện nay, trong các đợt dọn dẹp bãi biển, ông ấy nói rằng mình có thể nhặt được 20 hay thậm chí 100 chiếc bàn chải nhựa thay vì chỉ một bàn chải nhựa như trước.

Lý do cho vấn đề này thực ra rất đơn giản. Tổng số lượng bàn chải đánh răng bằng nhựa được sản xuất, sử dụng và vứt bỏ mỗi năm đều tăng đều đặn kể từ khi chiếc đầu tiên được sản xuất vào những năm 1930.

“Tôi muốn hỏi mọi người, thứ đầu tiên mà bạn chạm vào mỗi buổi sáng là gì? Câu trả lời chắc hẳn là chiếc bàn chải đánh răng của bạn, ”Pacarro nói. “Tuy vậy, bạn có thực sự muốn thứ đầu tiên bạn tiếp xúc hàng ngày là nhựa hay không?”

Trong nhiều thế kỷ trước, bàn chải đánh răng cơ bản được làm từ vật liệu tự nhiên. Tuy nhiên trong suốt đầu thế kỷ 20, các nhà sản xuất bắt đầu thay thế nylon và các loại nhựa khác vào các bản thiết kế mà không bao giờ nhìn lại.

Bàn chải nhựa về cơ bản là không thể phân hủy bởi thiết kế của chúng hoàn toàn làm bằng nhựa. Điều đó có nghĩa là gần như mọi chiếc bàn chải làm từ những năm 1930 vẫn còn nằm ở đâu đó trên thế giới, sống như những rác thải được thải ra ngoài môi trường.

Ngày nay, con người đang tìm cách tái sử dụng bàn chải nhựa theo hướng tích cực hơn cho hành tinh này tuy nhiên, để tìm ra lời giải cho câu hỏi hóc búa này về bàn chải đánh răng nhựa, chúng ta phải tìm hiểu từ hành trình của chúng khi đến đây.

Tìm hiểu thêm về: Bàn chải đánh răng bằng tre: 5 Điều Bạn Cần Biết

Liệu bản chải nhựa có thực sự là phát minh vĩ đại nhất mọi thời đại

Hóa ra hầu hết mọi người đều thích có một hàm răng sạch sẽ. Trong một cuộc khảo sát Chỉ số Đổi mới Lemelson năm 2003 của MIT, bàn chải đánh răng được xếp hạng cao hơn ô tô, máy tính cá nhân hoặc điện thoại di động trong bảng khảo sát những đồ dùng mà con người không thể sống nếu thiếu nó.

Con người dường như đã cảm thấy như vậy trong một khoảng thời gian rất dài. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy “que đánh răng” trong các ngôi mộ Ai Cập. Người ta còn phát hiện ra Đức Phật nhai những chiếc que thành những chiếc cọ có đầu bông để làm sạch răng của mình. Tác giả người La Mã Pliny the Elder còn nói rằng “việc lấy bút lông nhím sẽ giúp răng chắc khỏe,”. Hay nhà thơ La Mã Ovid cũng đã tuyên bố rằng đánh răng mỗi sáng là một ý kiến ​​hay.

Bàn chải ngày xưa
‘Nhai que” là hình thức đánh răng đầu tiên được sử

Việc chăm sóc răng thậm chí còn chiếm trọn tâm trí của Hoàng đế Hồng Chí trị vì Trung Quốc vào cuối những năm 1400, người đã thiết kế ra một thứ trông rất giống bàn chải mà chúng ta biết ngày nay. Nó có một đám lông lợn rừng ngắn, rậm rạp được cạo bỏ từ phần cổ của một con lợn. Bên cạnh đó, họ dùng một chiếc cán bằng xương hoặc gỗ để đóng thành phần tay cầm của chiếc bàn chải.

Thiết kế đơn giản đó đã tồn tại trong nhiều thế kỷ mà không có thay đổi gì lớn. Lông và tay cầm bằng xương của lợn rừng là những vật liệu đắt tiền, lạ mắt mà chỉ những người giàu có mới có thể mua được. Tất cả những người khác phải phải sử dụng bàn chải được làm từ que nhai, mảnh vải vụn, hoặc thậm chí là ngón tay của họ hoặc không có gì cả. Vào đầu những năm 1920, theo như ước tính, chỉ có một trong bốn người ở Hoa Kỳ sở hữu một bàn chải đánh răng.

Chiến tranh đã thay đổi tất cả

ban chai nhua dau tien
Bàn chải nhựa đầu tiên xuất

Mãi cho đến cuối thế kỷ 19, khái niệm chăm sóc răng miệng mới phổ biến đến tất cả mọi người, kể cả người giàu và người nghèo. Đến lúc này, sư hiện diện của bàn chải đánh răng mới bắt đầu đi sâu vào nhận thức của công chúng. Chiến tranh, dù gây ra những tác động tiêu cực đến bản đồ Thế giới và cuộc sống con người, lại là một động lực thiết yếu đưa khái niệm này phổ biến đến tất cả mọi người.

Đọc thêm về: Không có bàn chải đánh răng, người xưa vệ sinh răng miệng thế nào?

Vào khoảng thời gian diễn ra cuộc Nội chiến Hoa Kỳ giữa những năm 1800, khi ấy súng được nạp đạn từng viên một với bột và đạn được bọc sẵn trong những cuộn giấy dày. Các binh sĩ cần dùng răng để xé các xoắn mở ra, nhưng nhiều chiến binh tiềm năng không thể sử dụng răng của mình để mở chúng. Đây rõ ràng là một vấn đề.

Một số ít nha sĩ phục vụ Quân đội Liên minh tuyệt vọng với tình trạng răng miệng xung quanh của những người đồng đội của mình. Thế nhưng chăm sóc răng miệng lại không được coi là ưu tiên của miền Bắc lúc bấy giờ. Ngược lại, Quân đội Liên minh lại tuyển dụng một đội ngũ nha sĩ để nhấn mạnh việc chăm sóc phòng ngừa và lan tỏa thông điệp về chăm sóc răng miệng. Chiến dịch ấy thành công đến nỗi mỗi người lính trong đơn vị đều để trong túi áo mình một bàn chải đánh răng và luôn ở trong tư thế sẵn sàng.

Và phải mất thêm hai đợt điều động quân sự lớn nữa, bàn chải đánh răng được xem như một đồ dùng thiết yếu trong nhà tắm. Cho đến khi Thế chiến thứ nhất nổ ra, quân đội Hoa Kỳ nhận ra rằng những người đàn ông trẻ khỏe mà họ muốn tuyển dụng cần có hàm răng khỏe mạnh để có thể ăn hết khẩu phần quân sự khô cứng. Bởi vậy, rất nhiều thanh niên trẻ đã trượt điều kiện nói trên.

Alyssa Picard, một nhà sử học và là tác giả của cuốn sách Making the American Mouth, cho biết: “ Có một chút bất ngờ khi nhìn vào điều kiện của việc tuyển dụng, nó rất đơn giản. Tiêu chuẩn khi ấy chỉ là có sáu chiếc răng khỏe mạnh để có thể nhai thức ăn cứng, ấy vậy mà mọi người khi ấy không thể đáp ứng được điều kiện ấy.”

Đến Chiến tranh thế giới thứ hai, những người lính đã được hướng dẫn cách chăm sóc và giữ gìn răng miệng; nhà sĩ được điều phối trong các tiểu đoàn và bàn chải đánh răng được chuẩn bị trong quân đôi. Nhờ đó, khi họ về nhà, họ có thể mang theo bàn chải đánh răng và tạo thành một thói quen.

Con đường để trở thành một công dân Mỹ

Kể từ ấy, trên khắp nước Mỹ, vấn đề về vệ sinh răng miệng đã được chú trọng. Các nha sĩ tin rằng răng xấu có thể là dấu hiệu của bệnh tật, chế độ dinh dưỡng kém và vấn đề không quan tâm đến vệ sinh cá nhân nói chung. Picard nói :” Các nha sĩ coi mình là bộ trưởng trong quá trình chăm sóc sức khỏe, bởi nó không chỉ là chăm sóc miệng mà còn là toàn bộ cơ thể và thậm chí là cả sức khỏe cộng đồng.

Các chuyên gia nha khoa bắt đầu coi việc chăm sóc răng miệng như một vấn đề xã hội, đạo đức và thậm chí là yêu nước. Một nha sĩ vào năm 1904 đã từng nói: “Nếu răng xấu có thể được ngăn chặn, đó sẽ là một lợi ích tuyệt vời cho nhà nước và cá nhân, khi biết bao nhiêu căn bệnh có tác động tiêu cực từ vấn đề răng miệng có thể được loại bỏ”.

Trong nhiều trường hợp, các chiến dịch vệ sinh răng miệng nhắm vào các nhóm dân cư nghèo, nhập cư hoặc bị gạt ra ngoài lề xã hội. Theo Picard, vệ sinh răng miệng thường được sử dụng như một cách để “Mỹ hóa” các cộng đồng mà các chuyên gia nha khoa chủ yếu là người da trắng vào thời điểm đó coi.

Một nha sĩ ở Pennsylvania cho biết vào đầu thế kỷ 20: “Tôi biết rằng răng miệng sạch sẽ và nói chuyện về vệ sinh đã giúp nhiều thơ khai thác than nhập cư đi đúng con đường và trở thành công dân Mỹ.”

Sự xâm lược của bàn chải nhựa

Khi nhu cầu về bàn chải đánh răng tăng cao, sản xuất theo đó được hỗ trợ bởi sự phát triển của vật liệu mới mà ngày nay chúng ta vẫn gọi là nhựa.

Vào đầu những năm 1900, các nhà hóa học đã khám phá ra rằng họ có thể tạo ra một vật liệu bền, bóng, có thể tạo khuôn và đôi khi nổ từ hỗn hợp nitrocellulose và long não, một chất có mùi thơm, có nguồn gốc từ cây nguyệt quế long não. Vật liệu này được gọi là “celluloid” và có thể được tạo thành các hình dạng thực tế. Chúng huyền ảo, rẻ tiền và hoàn hảo cho việc tay cầm bàn chải đánh răng.

Chẳng bao lâu, phần đầu lông cũng phải chịu thua trước sự tiện lợi của nhựa tổng hợp. Năm 1938, một phòng thí nghiệm quốc gia của Nhật Bản đã đưa ra một chất mịn, mượt mà họ hy vọng sẽ thay thế cho loại tơ được sử dụng để sản xuất những chiếc ô bền hơn cho quân đội của mình. Gần như cùng vào lúc đó, công ty hóa chất DuPont có trụ sở tại Hoa Kỳ đã tung ra vật liệu dạng sợi mỏng, mịn của riêng mình: nylon.

Với chất liệu mềm mượt, chắc chắn lại linh hoạt, chúng trở thành một vật liệu thích hợp và hoàn hảo để thay thế những chiếc lông lợn rừng giòn và đắt tiền.

Năm 1938, một công ty có tên là Tiến sĩ West’s bắt đầu thay thế phần đầu của chiếc bàn chải đánh răng “Dr. West’s Miracle-Tuft Toothbrush ”bằng sợi nylon. Vật liệu tổng hợp được xem là “100% không thấm nước cùng với khả năng làm sạch tốt hơn và tuổi thọ cao hơn” so với bàn chải lông tự nhiên cũ. Tiến sĩ West đã tung ra thiết kế mới trên toàn quốc, bán chúng với giá 50 xu một chiếc, khoảng $8 tính theo đô la ngày nay.

Kể từ đó, các loại nhựa mới thay thế celluloid trong tay cầm và thiết kế lông trở nên phức tạp hơn, nhưng thiết kế đóng gói bằng nhựa cơ bản đã chứng tỏ độ bền như chính vật liệu đó.

Một tương lai không nhựa?

Charlotte Fiell, một nhà sử học đến từ Vương quốc Anh cho biết “Thực ra, thiết kế của bàn chải đánh răng vẫn giống nhau trong suốt nhiều năm.”

Bởi vậy, ngày nay, các nhà thiết kế bắt đầu đặt ra câu hỏi: Liệu chúng ta có thể làm lại bàn chải nhựa này bằng cách sử dụng ít hoặc không sử dụng nhựa hay không?

Trong bối cảnh hiện này, Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ đề nghị mọi người nên thay bàn chải đánh răng ba hoặc bốn tháng một lần. Với tốc độ đó, chỉ riêng ở Hoa Kỳ đã có hơn một tỷ chiếc bàn chải nhựa mỗi năm.

Và nếu tất cả mọi người trên khắp thế giới làm theo những khuyến nghị đó và sử dụng bàn chải nhựa, khoảng 23 tỷ chiếc bàn chải nhựa sẽ được chuyển vào thùng rác mỗi năm.

o nhiem nhua
“Thay đổi cần thời gian vì bàn chải nhựa đã quá quen thuộc với chúng ta”

Hầu hết rác thải ra ngoài môi trường là bàn chải nhựa. Kể cả nếu như khoảng 55 triệu người Mỹ sử dụng bàn chải đánh răng điện mỗi năm, một số đồ vật bằng nhựa có chứa pin cũng bị thải ra ngoài môi trường mỗi năm.

Có nhiều bàn chải nhựa không thể tái chế bởi được làm từ vật liệu nhựa phức tạp. Chúng hoàn toàn không thể bị bẻ một cách dễ dàng.

Bởi vậy, một số công ty đã quay trở lại với vật liệu tự nhiên, như gỗ hoặc lông lợn rừng để thay thế bàn chải nhựa. Tay cầm bằng tre có thể giải quyết các vấn đề của bàn chải nhựa ra ngoài môi trường. Tuy nhiên hầu hết bàn chải tre trên thị trường vẫn có phần nilon, bên chúng cũng chỉ giải quyết được vấn đề tay cầm của bàn chải nhựa.

Các bàn chải đánh răng khác có phần lông cứng hơn có thể giúp tồn tại lâu hơn và ít được thay thế. So với thay 3-4 tháng một lần của bàn chải nhựa, loại bàn chải này chỉ cần thay hai bàn chải một năm. Bởi vậy, thay vì bốn bài chải nhựa, bạn chỉ tiêu thụ 2 bàn chải một năm.

Một số công ty thậm chĩ đã quay trở lại với thiết kế ban đầu được giới thiệu gần một thế kỷ trước: bàn chải đánh răng với phần đầu có thể tháo rời. Goodwell, ở Portland, Oregon, đã sản xuất tay cầm bằng kim loại thay vì nhựa như ở bàn chải nhựa, và họ hy vọng phần lông sẽ có thể giữ được bền mà không bị hỏng.

Patrick Triato, một trong những người sáng lập công ty, cho biết phần đầu sẽ bật ra khi lông bàn chải bị mòn và phần đầu mới sẽ được thay thế vào, điều ấy giúp giảm tổng lượng rác thải xuống dưới 30% so với bàn chải nhựa thông thường.

Rất khó để không sử dụng bàn chải nhựa. Và các loại nhựa có khả năng phân hủy sinh học hoặc dựa trên sinh học không phải lúc nào cũng tốt hơn cho môi trường so với các loại nhựa truyền thống, bởi vì chúng không thực sự phân hủy tốt hoặc chúng có những tác động phức tạp đến môi trường.

Nhưng, bất cứ cách nào có thể làm giảm tổng lượng vật liệu được sử dụng như bàn chải nhựa đều có thể được thử nghiệm và áp dụng. Bởi bàn chải nhựa đã đem đến những tác động tiêu cực đến môi trường, việc tìm một lựa chọn thay thế bàn chải nhựa là một cách thức hợp lý để giảm thiểu lượng rác thải ra ngoài môi trường.

Ngay cả việc tìm những cách để lan tỏa thông điệp, khiến mọi người có suy nghĩ khác đi đối với bàn chải nhựa, cũng là một bước đi đúng đắn. Bởi càng ít người sử dụng bàn chải nhựa, chúng ta càng tiến gần hơn với những mục tiêu bảo vệ môi trường!

Tham khảo nguồn Nationalgeographic

Chia Sẻ

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Mục Lục

Tip Sống Xanh

Tin liên quan

bàn chải nhựa gây ô nhiễm môi trường

Bàn chải đánh răng bằng tre có tốt không?

Gần đây chúng ta thường nghe nói nhiều về bàn chải tre như là một sản phẩm thân thiện môi trường. Vậy bàn chải đánh răng bằng tre có tốt không, cùng tìm hiểu về sản phẩm này

0
    0
    Giỏ Hàng Của Bạn
    Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng