Tìm kiếm
Close this search box.

Điểm Danh Hơn 10 Loại Vải Bền Vững Nhất Và Loại Vải Mà Bạn Cần Tránh

Sử dụng vải bền vững nhằm bảo vệ môi trường
Điểm Danh Hơn 10 Loại Vải Bền Vững Nhất Và Loại Vải Mà Bạn Cần Tránh 8

Bạn có biết rằng ngành công nghiệp thời trang đóng góp khoảng 10% lượng khí thải nhà kính toàn cầu? Không những vậy, ngành công nghiệp này còn là một trong những nơi tiêu thụ nước và năng lượng lớn nhất.

Nếu bạn là một người đang muốn phát triển lối sống xanh, chắc hẳn bạn luôn bận tâm đến vòng đời của quần áo mỗi lần mua sắm. Với những kiến thức về quy trình sản xuất vải và nơi chúng kết thúc sau khi sử dụng, bạn sẽ có thể đưa ra những lựa chọn có ý thức hơn khi mua quần áo được làm từ loại vải bền vững nhất. Chất liệu vải bền vững này không chỉ giúp quần áo của bạn trở nên bền hơn mà bạn cũng có thể góp phần bảo vệ môi trường.

Ở trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng xem xét và phân loại đâu là loại vải bền vững nhất và đâu là loại vải mà bạn nên tránh.

Tham khảo thêm về: Mỹ Phẩm Hữu Cơ: 15 Thương Hiệu Mỹ Phẩm Không Chứa Chất Độc Hại

“Vải Bền Vững” Là Gì?

Thời trang bền vững
Điểm Danh Hơn 10 Loại Vải Bền Vững Nhất Và Loại Vải Mà Bạn Cần Tránh 9

Chúng ta vẫn luôn đề cập đến vải bền vững, thế nhưng, liệu mỗi người trong chúng ta đã thực sự hiểu vải bền vững là gì?

Đối với ngành công nghiệp thời trang, định nghĩa bền vững hiện nay đang tạo ra một xu hướng nhất định. Các hãng thời trang hiện nay luôn tìm cách sử dụng các chất liệu an toàn, có khả năng tái sử dụng nhằm hạn chế lượng rác thải ra ngoài môi trường.

Các chất liệu thời trang bền vững phổ biến bao gồm:

  • Sợi tái chế
  • Sợi gốc thực vật
  • Xơ từ động vật
  • Sợi bán tổng hợp

Những chất liệu vải bền vững này không tiêu tốn nhiều nước và tài nguyên thiên nhiên. Thay vì sử dụng các chất độc hại khiến các sản phẩm dư thừa, tồn kho trở thành một gánh năng của môi trường, những chất liệu vải bền vững này là một lựa chọn tuyệt vời để giảm thiểu những ảnh hưởng của ngành thời trang lên sức khỏe của Trái Đất.

Đâu Là Loại Vải Bền Vững Nhất?

Dưới đây là một số loại vải bền vững nhất mà mọi người có thể cân nhắc khi xét về độ bền của các mặt hàng thời trang.

Đây là loại vải bền vững bạn nên lựa chọn?
Điểm Danh Hơn 10 Loại Vải Bền Vững Nhất Và Loại Vải Mà Bạn Cần Tránh 10

Vải bền vững, sinh thái từ thực vật

Vải Lanh

Vải lanh là một loại sợi tự nhiên được sản xuất bởi cây lanh. Vải lanh đòi hỏi một lượng thấp đáng kể các nguồn tài nguyên như nước, năng lượng, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng và phân bón so với bông hoặc polyester.

Điều đặc biệt ở loại cây này là nó có thể phát triển trong đất nghèo dinh dưỡng, nơi mà không được sử dụng trong sản xuất thực phẩm. Thậm chí, trong một số trường hợp, chúng còn có thể cải tạo đất ô nhiễm. Cây lanh hấp thụ một lượng carbon cao, bởi vậy, chúng làm sạch không khí và không hề gây ô nhiễm môi trường.

Bởi vậy, chất liệu từ loại cây này là một lựa chọn tuyệt vời khi bạn muốn tiêu thụ các mặt hàng thời trang được làm từ những chất liệu vải bền vững.

Vải bền vững từ vật liệu thực vật
Điểm Danh Hơn 10 Loại Vải Bền Vững Nhất Và Loại Vải Mà Bạn Cần Tránh 11

Cây gai dầu

Cây gai dầu là một trong những loại vải bền vững, sinh thái gắn liền với văn hóa phụ hippie phổ biến vào cuối những năm 60 và đầu những năm 70. Trong những năm gần đây, chúng cũng đã bắt đầu trở nên phổ biến trở lại do là một trong những lựa chọn hàng đầu khi lựa chọn chất liệu vải bền vững.

Cây gai dầu là một loại cây trồng phát triển nhanh và không làm cạn kiệt đất cũng như không cần thuốc trừ sâu. Vải được sản xuất từ sợi gai dầu rất chắc chắn, bền và không gây kích ứng da của bạn như hầu hết các loại vải nhân tạo phổ biến trong các cửa hàng thời trang nhanh.

Tìm hiểu về Phong cách thời trang Hippie

Vải hữu cơ

Bông hữu cơ

Bông truyền thống đòi hỏi lượng nước và hóa chất cực cao để sản xuất. Bởi vậy, một thay thế tốt hơn cho bông truyền thống là bông hữu cơ khi bạn muốn lựa chọn một loại chất liệu vải bền vững.

Bông hữu cơ được thu hoạch mà không có bất kỳ loại thuốc trừ sâu độc hại, phân bóng tổng hợp hoặc hạt giống biến đổi gen nào. Một thương hiệu thời trang bền vững có thể sẽ sản xuất các mặt hàng thời trang của mình bằng các sử dụng bông hữu cơ được GOTS chứng nhận. Những bông như vậy thường xuyên được truy xuất từ đầu đến cuối và được kiểm soát chặt chẽ.

Nếu bạn muốn mua những miếng bông làm từ bông hữu cơ, hãy kiểm tra nhãn của loại bông hữu cơ đó. Ngoài ra, bông hữu cơ cũng được đánh giá tốt hơn bông truyền thống do chúng ít bị hưu hại bởi hóa chất trong quá trình sản xuất.

Vải lanh và sợi gai dầu hữu cơ

Mặc dù bài viết đã đề cập đến cây gai dầu và vải lanh ở phần vải sinh thái dựa trên thực vật, cây gai dầu và vải lanh hữu cơ cũng là một loại chất liệu vải bền vững đáng được đề cập.

Hai loại vải này được sản xuất từ các loại cây trồng rất đa năng, cần rất ít nước, không dùng thuốc trừ sâu và thậm chí còn có thể phát triển trên đất kém chất lượng.

Vải lanh thậm chí còn có thể bổ sung chất dinh dưỡng cho đất và hấp thụ carbon, khiến loại vải này trở thành một thành phần rất tốt cho môi trường.

Vải cao cấp

Alpaca

Sợi Alpaca được sản xuất từ lông cừu của Alpacas chủ yếu được nuôi ở dãy Andes của Peru. Alpaca được coi là một loài động vật thân thiện với môi trường bởi cách chúng ăn cỏ. Chúng ăn cỏ thay vì nhổ, bởi vậy chúng cũng góp phần giúp cho cỏ tiếp tục phát triển.

Ngoài ra, Alpacas có lớp đệm mềm mại dưới chân. Điều này giúp bảo vệ đất hơn móng dê hay móng cừu. Alpacas cũng cần rất ít nước và thức ăn để tồn tại, và mỗi năm chúng có thể sản xuất đủ len cho 4 hoặc 5 chiếc áo len. Loại vải bền vững này có thể thấy rõ ràng khi so sánh với len được sản xuất từ dê, bởi một con dê cần 4 năm để sản xuất chỉ một chiếc áo len cashmere.

Lụa

Tơ tằm là một loại sợi protein tái tạo được tạo ra bởi con tằm. Nó cũng là một nguồn tài nguyên tái tạo và có thể phân hủy sinh học.

Tuy nhiên, một số nhà sản xuât sử dụng hóa chất để sản xuất lụa. Những hóa chất này chính là các tác nhân giết chết những con tằm. Do đó, điều quan trọng là phải tìm những loại lụa hữu cơ như lụa Tussah, Ahimsa để khiến cho loài bướm đêm thoát ra khỏi kén trước khi nó được đun sôi để tạo ra tơ.

Len bền vững

Len bền vững không hề ngạc nhiên khi nằm trong danh sách chất liệu vải bền vững, thân thiện với môi trường. Len bền vững, hay nói cách khác, RWS, được sản xuất theo các hoạt động bền vững nhằm bảo vệ đất và có những biện pháp thân thiện với động vật. Len hữu cơ được chứng nhận không yêu cầu thuốc trừ sâu và thuốc diệt ký sinh trùng trong quá trình sản xuất.

Cashemere

Cashmere thông thường có tác động vô cùng lớn đến môi trường. Bởi vậy, khi nhắc đến các loại vật liệu vải bền vững, người ta sẽ nhắc đến cashemere bền vững. Việc sử dụng nó thay vì loại vải thông thường giúp bạn giải quyết rất nhiều những vấn đề của môi trường hiện nay.

Da

Những sản phẩm làm từ da được sản xuất từ da động vật chết. Mặc dù đây là phụ phẩm của động vật được nuôi để lấy thịt, hành động này vẫn ra ra tác động tiêu cực nhất định đến môi trường trong quá trình thuộc da.

May mắn thay, chúng ta vẫn có những lựa chọn thay thế như loại da thân thiện với môi trường, không chứa crôm và được sản xuất bởi các xưởng thuộc da tái chế và lọc nước thải.

Vải tái chế

Vải tái chế, đương nhiên, luôn là một lựa chọn tuyệt vời để bảo vệ môi trường. Loại vải này là nguyên liệu còn sót lại từ các nhà sản xuất, chúng có thể là vải cũ hoặc bất kỳ loại vải không sử dụng nào khác được mua lại.

Hầu hết các nhà sản xuất và thương hiệu lớn đều để lại những mảnh vải mà họ không thể dử dụng nữa. Sau đó, các thương hiệu thân thiện với môi trường sẽ mua lại các loại vật liệu này và tái sử dụng chúng thay vì phải vứt bỏ và để lại ở các bãi chôn lấp. Việc sử dụng vải tái chế là một cách tuyệt vời để chống lại chất thải dệt may ra ngoài môi trường.

Polyester tái chế

Polyester tái chế là một loại vải được làm từ chai nhựa tái chế. Đây là một cách tuyệt vời để giảm lượng nhựa tồn động trong các bãi chôn lấp. Một lợi ích khác có thể cân nhắc là polyester tái chế cần ít tài nguyên hơn trong quá trình sản xuất và tạo ra ít khí thải CO2 hơn.

Tuy nhiên, polyester tái chế vẫn không thể phân hủy và mất nhiều năm để phân hủy một khi nó bị vứt bỏ.

Nylon tái chế

Nylon tái chế cũng giống như polyester tái chế, việc chuyển đổi chất thải từ các bãi chôn lấp và việc sản xuất nó sử dụng ít tài nguyên hơn nhiều so với nylon nguyên chất.

Hầu hết, nylon tái chế được sản xuất từ lưới đánh cá cũ, thảm nylon, quần tất,…

Nylon tái chế có xu hướng đắt hơn nylon mới. Tuy nhiên, chúng có nhiều lợi thế hơn hẳn so với loại nylon thông thường về tính lâu dài và độ bền cũng như mức độ thân thiện với môi trường.

Bông tái chế

Bông tái chế là một trong những loại vải tái chế tốt nhất trong việc tiết kiệm nước xuyên suốt quá trình sản xuất. Đối với mỗi tấn bông được tái chế, nhà sản xuất có thể tiết kiệm được 765.000 lít nước. Quy trình sản xuất này cũng đòi hỏi ít tài nguyên hơn nhiều so với bông thông thường hoặc bông hữu cơ. Điều này làm cho bông tái chế trở thành một lựa chọn bền vững tuyệt vời.

Bông tái chế
Điểm Danh Hơn 10 Loại Vải Bền Vững Nhất Và Loại Vải Mà Bạn Cần Tránh 12

Len tái chế

Len tái chế là một loại vải rất bền vững khác. Len tái chế giúp tiết kiệm một lượng nước đáng kể trong quá trình sản xuất và tránh sử dụng hóa chất để nhuộm, do đó giảm ô nhiễm không khí, nước và đất.

Các loại vải bền vững trong tương lai

Tencel

TENCEL® là một loại vải xenlulo nhẹ, được tạo ra bằng cách hòa tan bột gỗ. Trong thời gian gần đây, chúng được xem là một loại vải phổ biến hơn bởi khả năng thấm hút tốt hơn 50% so với bông và cần ít năng lượng và nước hơn để sản xuất.

Các hóa chất được sử dụng để sản xuất Tencel được quản lý trong một hệ thống khép kín, do đó giảm thiểu chất thải nguy hiểm ra ngoài môi trường, đảm bảo an toàn tuyệt đối đối với con người.

Piñatex

Piñatex là một sản phẩm thay thế da thuần chay tuyệt vời. Nó được làm từ sợi lá dứa. Vật liệu này là một chất thay thế mà không gây kích ứng hay tạo ra những tác dụng phụ đến với con người. Loại vải này cũng được xem là chất liệu tự nhiên và bền vững.

Bởi vì Piñatex được làm từ một phụ phẩm thực phẩm, nó làm giảm chất thải và duy trì các cộng đồng nông dân trồng dứa.

Econyl

Econyl là một loại vải bền vững tuyệt vời khác. Loại sợi này được sản xuất từ ​​chất thải tổng hợp tái chế như nhựa công nghiệp, vải phế thải và lưới đánh cá. Chất thải được tái sinh thành sợi nylon mới với chất lượng tương đương nylon.

Quá trình tái sử dụng yêu cầu ít nước hơn và tạo ra ít chất thải hơn so với các phương pháp sản xuất nylon truyền thống.

Econyl được xem là tốt nhất để sản xuất các mặt hàng hiếm khi được giặt như giày thể thao và túi xách vì giặt Econyl theo cách truyền thống vẫn có thể làm rơi ra các vi hạt nhựa có thể tồn tại trong đại dương.

Qmonos

Qmonos là tơ nhện tổng hợp được phát triển thông qua sự kết hợp của gen tơ nhện và vi khuẩn. Loại sợi này được cho là cứng hơn thép gấp 5 lần, nhưng rất nhẹ, linh hoạt hơn nylon và hoàn toàn có thể phân hủy sinh học.

Nhện không bị nuôi hoặc không bị tổn hại trong quá trình sản xuất, làm cho Qmonos trở thành một giải pháp thay thế bền vững và có đạo đức hơn cho lụa và nylon.

Refibra ™

Refibra ™ là một chất xơ hữu cơ được sản xuất từ ​​phế liệu bông và gỗ. Nhà sản xuất sử dụng nguyên liệu tái chế và phế liệu bông còn sót lại từ ngành dệt may.

Sợi cam (Orange Fiber)

Orange Fiber là một loại vải sáng tạo được làm từ da cam. Sợi này có thể hòa trộn với các vật liệu khác. Khi được sử dụng ở dạng tinh khiết nhất, sợi màu cam có cảm giác mềm và mượt. Cảm giác này có thể cảm nhận được rõ ràng bằng tay. Nó có trọng lượng nhẹ và có thể mờ đục hoặc sáng bóng tùy theo nhu cầu sản xuất.

Vậy, bạn nên tránh những loại vải không sinh thái nào?

Có một số loại vải bạn nên tránh hoàn toàn vì chúng đòi hỏi nhiều nước và năng lượng để sản xuất. Không những chúng chứa các hóa chất độc hại có thể gây kích ứng cơ thể con người và còn gây xói mòn đất, không thể phân hủy sinh học và gây ra những tác động tiêu cực đến động vật.

Bạn nên sử dụng vải bền vững và tránh loại vải nào?
Điểm Danh Hơn 10 Loại Vải Bền Vững Nhất Và Loại Vải Mà Bạn Cần Tránh 13

Bông

Bông là một trong những loại vải phổ biến nhất nhưng nó cũng rất độc hại đối với môi trường và con người. Theo một nghiên cứu, khoảng 20.000 người được cho là chết vì ung thư và sẩy thai mỗi năm do hóa chất phun lên bông vải.

Bông chủ yếu được sản xuất ở các vùng khô và ấm nhưng cần nhiều nước để phát triển. Nhà sản xuất sẽ cần 20.000 lít nước để sản xuất một kg bông. Bên cạnh đó, quy trình sản xuất cũng yêu cầu rất nhiều thuốc trừ sâu và thuốc diệt côn trùng. 10% thuốc trừ sâu và 25% thuốc trừ sâu được sử dụng trên toàn cầu được sử dụng trên bông.

99% nông dân trồng bông trên thế giới làm việc trong điều kiện lao động tồi tệ và được trả lương thấp. Lao động trẻ em và lao động bị cưỡng bức là những hành vi phổ biến ở các trang trại trồng bông.

Do đó, bông không chỉ gây ra bàn cãi xung quanh việc chúng có phải một loại vải bền vững hay không mà còn có những tác động xấu đến các vấn đề xã hội và quyền bình đẳng của con người.

Len

Theo ước tính, có khoảng một tỷ con cừu trên thế giới được nuôi để sản xuất len. Việc chăn nuôi cừu rộng rãi này là điều khiến len trở thành không phải một lựa chọn vải bền vững. Việc chăn nuôi cừu quảng canh đã gây ra những hậu quả tai hại về môi trường.

Một trong những hậu quả là việc chăn thả quá mức khiến thảm thực vật không có đủ thời gian để phát triển trở lại trước khi bị tiêu thụ. Nó cũng làm suy yếu đất và dễ bị xói mòn và sa mạc hóa.

Cừu cũng thải ra khí mêtan, một loại khí gây ra sự nóng lên toàn cầu gấp 25 lần so với khí cacbonic. Bên cạnh đó, cừu cũng phải được làm sạch trong bồn tắm thuốc trừ sâu có chứa các chất độc hại cho người nuôi. Những hóa chất độc hại này cũng để lại dư lượng của những hóa chất độc hại đó có thể tồn tại trong len và xâm nhập vào quần áo của chúng ta.

Da

Tác hại môi trường và xã hội cao nhất từ ​​da thuộc có liên quan đến quá trình thuộc da. Crom, một hóa chất có độc tính cao được sử dụng để biến da động vật thành da mặc. 80% sản lượng da của thế giới sử dụng crom khiến khoảng 16 triệu người trên thế giới gặp rủi ro. Những hóa chất như vậy thường được đổ xuống sông, gây ô nhiễm nước ngọt và đại dương.

Ngoài ra, hầu hết các công nhân nhà máy thuộc da làm việc trong điều kiện khắc nghiệt và không được trang bị bảo hộ đầy đủ. Điều này khiến họ mắc các bệnh về da, mắt, hô hấp, ung thư,… do tiếp xúc với các chất hóa học.

Cashmere

Sợi cashmere được sản xuất từ ​​lông dê cashmere. Nhu cầu cao đối với cashmere đồng nghĩa với việc nuôi hàng triệu con dê để đáp ứng nhu cầu. Do dê nhổ cỏ bằng rễ thay vì cắt nên cỏ không mọc lại được, dẫn đến sa mạc hóa đất.

Polyester

Polyester là loại sợi phổ biến nhất và có thể được tìm thấy trong 52% quần áo của chúng ta. Polyester là một loại sợi tổng hợp được sản xuất từ ​​dầu mỏ, một loại nhiên liệu hóa thạch không thể tái sinh.

Quá trình biến đổi dầu thô thành hóa dầu thải ra khí quyển những chất độc gây nguy hiểm cho con người. Polyester cũng đòi hỏi nhiều năng lượng để được sản xuất. Ngoài ra, nó cũng là một loại sợi không phân hủy sinh học. Theo ước tính, mỗi khi bạn giặt một chiếc quần áo bằng polyester, nó sẽ thải ra 700.000 sợi vi nhựa mà cuối cùng sẽ được thải ra ngoài ao hồ, sông suối và đại dương.

Rayon, Viscose

70 triệu cây bị chặt mỗi năm để làm quần áo. 30% quần áo rayon và viscose đến từ các khu rừng cổ và nằm trong danh sách nguy cấp cần được bảo tồn, đồng thời gây ra nạn phá rừng lớn.

Hàng ngàn ha rừng nhiệt đới bị chặt phá hàng năm để trồng các loại cây đặc biệt được sử dụng để làm rayon. Đây được xem là một loại sợi có nguồn gốc từ bột gỗ, đặc biệt là từ cây bạch đàn. Những cái cây trải qua một quá trình liên quan đến rất nhiều hóa chất, năng lượng và nước để biến chúng thành rayon.

Viscose, modal và lyocell là các loại vải rayon khác nhau.

Viscose là loại rayon phổ biến nhất. Sản xuất của nó liên quan đến rất nhiều hóa chất rất có hại cho môi trường.

Modal được sản xuất từ ​​cây sồi với quy trình thâm dụng hóa chất tương tự như nhớt.

Tìm hiểu thêm về vải rayon: Viscose – loại vải “thân thiện với môi trường” đang làm gia tăng tình trạng chặt phá rừng nhiệt đới

Các loại sợi tổng hợp khác

Acrylic, polyamide, nylon, polypropylene, PVC, spandex và aramid là những loại sợi tổng hợp phổ biến được sản xuất từ ​​dầu mỏ. Những loại sợi này có tác động đến môi trường tương tự như polyester.

Cây tre

Tre thường được bán như một vật liệu thân thiện với môi trường. Điều này đúng một phần, vì cây tre là một trong những nguồn tài nguyên bền vững nhất. Nó phát triển rất nhanh chóng và dễ dàng. Nó không cần thuốc trừ sâu hoặc phân bón, và nó không cần phải trồng lại sau khi thu hoạch vì nó mọc mầm mới từ rễ.

Tuy nhiên, để biến tre thành sợi, cây tre phải được xử lý bằng dung môi hóa học mạnh có khả năng gây hại cho sức khỏe của người lao động sản xuất, môi trường và thậm chí cả người mua hàng may mặc từ tre.

Tại sao chọn vải có đạo đức có thể cứu thế giới

Lựa chọn các mặt hàng thời trang được làm từ các loại vải bền vững khác nhau có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn không chỉ đối với môi trường mà còn đối với công nhân nhà máy cũng như sức khỏe của bạn.

Sợi tái chế là một trong những lựa chọn vải bền vững tốt nhất giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên vì chúng cần ít dầu hơn để sản xuất và thải ra ít carbon dioxide hơn trong quá trình sản xuất.

Nếu nhiều người chọn các loại vải phù hợp với đạo đức thì nhu cầu về các loại vải độc hại thải ra một lượng lớn khí nhà kính mỗi năm sẽ ít hơn. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng ấm lên toàn cầu ít hơn.

Các loại vải hữu cơ như bông hữu cơ giảm tiêu thụ nước tới 91%. Đây là một tác động rất lớn vì nước vẫn là một nguồn tài nguyên hạn chế ở nhiều nơi trên thế giới.

Bằng cách giảm tiêu thụ các loại vải không phù hợp với đạo đức, chúng tôi cũng giảm số lượng các hóa chất độc hại được sử dụng để nhuộm, tẩy trắng và quần áo xử lý ướt. Những hóa chất đó thường gây ra bệnh tật hoặc thậm chí tử vong cho nông dân và công nhân nhà máy.

Việc chuyển sang dùng các loại vải bền vững là một điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu bạn có ý thức trong việc thay đổi nhân thức và có những hành động thiết thực góp phần bảo vệ môi trường.

Trước hết, bạn có thể tìm các loại vải bền vững thân thiện với môi trường bằng cách tìm kiếm chứng nhận GOTS trên nhãn chăm sóc của quần áo khi quyết định mua các sản phẩm thời trang.

Thêm vào đó, hãy lưu ý rằng không phải mọi chất xơ tự nhiên đều được xem là một phần quan trọng của chất liệu vải bền vững. Ví dụ, bông là chất liệu hoàn toàn tự nhiên nhưng không phải lúc nào cũng bền vững do tác động môi trường mà nó gây ra khi thu hoạch.

Thứ ba, hãy chọn những thương hiệu thời trang chú trọng đến việc sử dụng chất liệu vải bền vững. Hầu hết các thương hiệu thời trang sẽ không công khai tính bền vững của loại vải mà họ sử dụng. Tuy nhiên, nhiều thương hiệu thời trang có đạo đức sẽ minh bạch về mọi khía cạnh trong sáng tạo của họ. Họ thường sẽ đăng tải một phần hoặc những thông tin về loại vải bền vững mà họ sử dụng trong quá trình sản xuất lên trang web của mình.

Cuối cùng, các đơn giản nhất để bắt đầu một lối sống lành mạnh hơn là tự hỏi bản thân “quần áo của mình được làm từ gì?”. Chỉ một câu hỏi đơn giản, nhưng chúng sẽ giúp bạn trở nên có ý thức hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Hãy yêu trang phục của bạn và khiến chúng bền lâu hơn nữa!
Điểm Danh Hơn 10 Loại Vải Bền Vững Nhất Và Loại Vải Mà Bạn Cần Tránh 14

Xem thêm cách duy trì một lối sống lành mạnh bên cạnh sử dụng vải bền vững: Bàn Chải Nhựa: Từ Vật Dụng Thiết Yếu Đến Khủng Hoảng

Chia Sẻ

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Mục Lục

Tip Sống Xanh

Tin liên quan

bàn chải nhựa gây ô nhiễm môi trường

Bàn chải đánh răng bằng tre có tốt không?

Gần đây chúng ta thường nghe nói nhiều về bàn chải tre như là một sản phẩm thân thiện môi trường. Vậy bàn chải đánh răng bằng tre có tốt không, cùng tìm hiểu về sản phẩm này

0
    0
    Giỏ Hàng Của Bạn
    Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng